Thông báo

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI NGHỀ XÂY DỰNG

Đồ Án Xây Dựng - Tài Liệu Xây Dựng - Kết Cấu nhà cao tầng - nhà phố biệt thự 100% chất lượng 

Trang bị cho bạn lượng kiến thức tốt nhất cho học tập và công việc

Cho dù bạn là ai và ở bất cứ đâu, chúng tôi rất hân hạnh chào đón bạn.

đồ án tốt nghiệp xây dựng kết cấu liên hợp composite kết cấu thép và bê tông cốt thép 3 hầm 41 tầng nổi 1 mái

mã tài liệu DAXD-LT9
mô tả Tổng số bản vẽ đồ án: 20, trong đó kiến trúc (4), kết cấu (20), thi công (9) – Bài làm đạt giải nhì loa thành – Đạt điểm bảo vệ tốt nghiệp xuất sắc
giá 620,000 VNĐ
download đồ án

 FILE GỬI BẠN

1. Thuyết minh hoàn thiện

2. Phụ lục thuyết minh hoàn thiện

3. Bản vẽ hoàn thiện

 

1. Đề tài đồ án tốt nghiệp xây dựng chuyên đề kết cấu liên hợp composite Thép – BTCT

(3 tầng hầm, 41 tầng nổi, 1 tầng mái cao 149.2m tính từ Cote 0.000)

Đề tài phù hợp với: Hệ đại học

 

2. Điểm nổi bật

I. KIẾN TRÚC

. Phần kiến trúc công trình: Gồm mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng

. Công trình với quy mô 41 tầng nổi và 3 tầng hầm, có kích thước chiều rộng 61m, dài 83,5m, và cao 149,2m kể từ cốt 0,00, được xây dựng tại quận Cầu Giấy- Hà Nội. Khi hoàn thành, nó sẽ là một toà nhà hiện đại và đóng góp một vai trò quan trọng cho không gian đô thị cũng như cảnh quan kiến trúc của thành phố Hà Nội.

. Chức năng của các tầng phân chia hợp lý và rõ ràng

       Tầng hầm dùng làm garage để xe.

       Tầng 1: tầng kinh doanh dịch vụ và giới thiệu sản phẩm.

       Các tầng kĩ thuật gồm có chức năng:

+ Bố trí các hệ thống kỹ thuật (như hệ thống điện, nước, thiết bị phòng cháy, điều hoà…)

+ Tạo sự thay đổi về hình khối kiến trúc cho công trình.

+ Thiết kế trở thành các “tầng cứng”, có tác dụng ngăn cản chuyển vị ngang rất hiệu quả.

       Tầng mái có mái là dạng dàn không gian, phục vụ cho việc giải khát và ăn nhanh.

       Các tầng còn lại: có chức năng làm văn phòng và hội trường cho thuê.

 

II. KẾT CẤU

Dựa trên đặc điểm kiến trúc, kết cấu và vị trí xây dựng công trình, có lựa chọn 2 loại vật liệu để thiết kế công trình

- Phương án 1: Sử dụng vật liệu bêtông cốt thép toàn khối.

- Phương án 2: Sử dụng vật liệu liên hợp COMPOSITE Thép – Bê tông cốt thép.

Khối lượng bài làm được giao

. Xây dựng mô hình không gian công trình của 2 phương án trên chương trình SAP 2000, version 9.0.3.0.

. Lập mặt bằng kết cấu của 2 phương án trên.

. Tính toán tải tác dụng: Tĩnh tải (tải bản thân, tải áp lực đất lên tường chắn tại các tầng hầm), hoạt tải sàn, tải gió, tải động đất! Tải trọng tác dụng lên công trình được lấy theo TCVN 2737-1995 và thiết kế kháng chấn được lấy theo tiêu chuẩn SNiP của Nga. Động đất lấy theo động đất tại Hà Nội là cấp 8. Do công trình có chiều cao hơn 40m, nên có xét đến thành phần gió động của gió tác dụng lên công trình.

. Phương án 1: sử dụng vật liệu BTCT toàn khối, thiết kế công trình với các khối lượng công việc như sau: Thiết kế sàn BTCT cho tầng điển hình, thiết kế lõi thang máy BTCT, thiết kế lanh tô, thiết kế khung BTCT cho khung trục 7, được thực hiện bằng chương trình RDW. Thiết kế cầu thang bộ cho một tầng điển hình.

Các kết quả được thể hiện trong bản vẽ từ KC-05 đến KC-10.

. Phương án 2: sử dụng vật liệu liên hợp composite Thép - BTCT, thiết kế công trình với các khối lượng công việc như sau:

+ Thiết kế sàn composite, thiết kế khung liên hợp: dầm thép, hệ dàn thép và cột liên hợp theo tiêu chuẩn Eurocode 4. Kết quả được thể hiện trong bản vẽ KC 15, 16 và 17.

+ Kiểm tra dầm, giằng và thiết kế các chi tiết liên kết theo tiểu chuẩn thiết kế kết cấu thép, được thể hiện trong bản vẽ KC-18,19.

. Trên cơ sở kết quả tính toán hai phương án trên đưa ra các so sánh về mặt kĩ thuật và kinh tế, nhận thấy phương án 2 hiệu quả hơn phương án 1. Nên chọn phương án thứ 2 là phương án sử dụng vật liệu liên hợp thép-bêtông cốt thép dùng để xây dựng công trình.

. Dựa vào đặc điểm địa chất và tải trọng công trình, phân tích đặc điểm của từng loại móng cọc đưa ra giải pháp móng cho công trình như sau:

+ Dưới chân cột chính sử dụng đài cọc móng đơn, dùng 1 đến 2 cọc baret.

+ Dưới chân cột mở rộng sử dụng giải pháp móng cọc nhồi, do tải trọng giữa hai chân cột chênh lệch nhau rất nhiều.

+ Dưới chân lõi thang máy sử dụng dạng móng bè tổ hợp nhiều cọc baret

+ Các móng được liên kết bởi các giằng móng nhằm giảm ảnh hưởng bất lợi do lún lệch giữa các móng, liên kết các móng lại làm tăng độ cứng và sử dụng để đỡ tường.

Được sự giao nhiệm vụ của giáo viên hướng dẫn Móng, thiết kế và kiểm tra cho hai móng là B7 và C7, được thể hiện trong bản vẽ KCM-01.

. Dựa vào đặc điểm công trình, và được sự giao nhiệm vụ của giáo viên hướng dẫn Thi công thực hiện các khối lượng sau:

+ Thiết kế và thi công tường baret. Kiểm tra chuyển vị của tường baret bằng phần mềm Plaxis 8.2, và các biện pháp quan trắc chuyển vị của tường.

+ Thi công cọc nhồi và cọc baret, thể hiện trong bản vẽ TC-02, 03.

+ Thi công tầng hầm: do công trình có 3 tầng hầm, nên sử dụng phương pháp thi công Top - Down để thi công tầng hầm. Quy trình thi công được thể hiện trong bản vẽ TC-04,05.

+ Tính toán ván khuôn móng, giằng móng, thi công bêtông móng theo phương pháp thi công bêtông khối lớn.

+ Thi công thân công trình cho 1 tầng điển hình, được thể hiện trong bản vẽ TC-06.

+ Lập tiến độ thi công phần ngầm công trình, thể hiện trong bản vẽ TC-07.

+ Lập tổng mặt bằng thi công phần ngầm, được thể hiện trong bản vẽ TC-08.

Đây là một đồ án được đánh giá rất cao từ phía các thầy cô, và những người có chuyên môn giỏi về xây dựng. Tác giả có sự tự học hỏi rất cao, nghiên cứu các công trình thực tế rất kỹ lưỡng và có kiến thức chuyên môn rất tốt.

 

Close